Bùng Nợ App Vay Tiền Có Sao Không? Hậu Quả Thế Nào?

Bùng nợ app vay tiền là một vấn đề gây nhức nhối cho các công ty tài chính, và cũng là thắc mắc của nhiều khách hàng đang thực hiện việc vay tiền qua app. Vậy bùng nợ app vay tiền là gì, hậu quả của nó ra sao và những lưu ý khi vay tiền online? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây.

Bùng nợ app vay tiền là gì?

Hiện nay có rất nhiều app vay tiền và cũng có rất nhiều trường hợp được gọi là bùng nợ app vay tiền. Vậy việc bùng nợ này chính là sự trốn nợ, sự xù nợ, không trả tiền sau khi vay. Hoặc cụ thể hơn là việc khách hàng đi vay tiền nhưng sau đó đến hạn thanh toán, trả nợ mà vì một lý do nào đó khách hàng không trả, không thể trả hay không có khả năng chi trả. Nói cách khác, bùng nợ app vay tiền là việc không hoàn trả vốn và lãi đúng thời hạn theo như cam kết hợp đồng trước khi cho vay.

Lý do bùng nợ app vay tiền online

Sự quản lí thông tin lỏng lẻo

Do ngày càng nhiều công ty tài chính trên thị trường cùng tung nhiều sản phẩm app cho vay để thu hút khách hàng, nên quá trình kiểm duyệt cho vay luôn ở mức đơn giản mang tính cạnh tranh nhất. Thế nên người vay có thể dùng các thông tin chưa xác thực cùng sim rác để đăng ký thông tin hồ sơ. Thậm chí có người đã từng vay cùng lúc nhiều app dẫn đến tình trạng khách hàng bùng nợ app vay tiền khi không có khả năng trả nợ,

Xuất hiện nhiều tổ chức hướng dẫn, lôi kéo bùng tiền app

Trên mạng xã hội đã có rất nhiều nhóm chỉ dẫn việc bùng nợ app vay tiền phải kể đến như: hội/nhóm chuyên tư vấn bùng nợ, xóa nợ xấu bao gồm 98,000 thành viên và có hơn 10 bài viết một ngày. Hội bùng app vay và chia sẻ cách đối phó với 21,000 thành viên và hơn 10 bài viết/ ngày. Hội bùng tiền vay app – chia sẻ kinh nghiệm thoát app có hơn 14,000 thành viên và 10 bài viết/ngày…

Những nhóm này sẽ kêu gọi mọi người cùng tham gia nhóm zalo hoặc nhóm mạng xã hội và đưa ra chỉ dẫn cách đối phó thanh toán khoản vay.

Vay tiền không qua giao dịch chính thống

Sở dĩ khách hàng ngày càng bùng nợ app vay tiền cũng vì cho rằng khoản vay bằng hình thức online không thông qua kiểm duyệt thẩm tra, thậm chí không có nhân viên ngân hàng trực tiếp phụ trách hồ sơ nên phát sinh tâm lý bùng không trả.

Thiếu hiểu biết thông tin

Có một số người khi vay tiền qua app chưa có sự chuẩn bị chu đáo, chưa tìm hiểu kĩ quy chế, hạn mức, lãi suất hoặc chưa chọn đúng app phù hợp nên dẫn đến sự quá hạn và bất khả thi lúc đến thời điểm đáo hạn, thanh toán.

Chưa có sự bảo hộ rõ ràng từ pháp luật

Cơ chế vay qua app đang được kiến nghị hoàn thiện quy chế quản lí. Lợi dụng kẽ hở đó, hành vi cho vay qua app sẽ tồn tại song song hợp pháp và bất hợp pháp. Nên người tiêu dùng sử dụng dịch vụ vay và cho vay qua app nên có sự xem xét và chọn lựa sáng suốt.

Bùng nợ app vay tiền có sao không?

Bùng nợ app vay tiền

Nếu đã thực hiện các khoản vay online mà mang suy nghĩ bùng nợ app vay tiền sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy và hậu quả như sau:

Với app dưới sự quản lý của luật pháp

Khách hàng có hành vi không trả nợ sẽ bị liệt kê vào danh sách nợ xấu, mức độ uy tín giảm sút nghiêm trọng. Với bất kì hồ sơ vay vốn nào khác đều bị lưu lại và mức tín dụng xấu bị kiểm duyệt khắt khe, giảm sự hỗ trợ tài chính trong tương lai.

Bị làm phiền bởi các tin nhắn hoặc điện thoại từ công ty tài chính. Và có thể chính người nhà, người thân quen cũng bị quấy rầy liên tục.

Có trường hợp công ty tài chính chuyển hồ sơ cho bên thứ 3 chuyên đi đòi nợ giúp, và sẽ bị áp chế bởi các hình thức khủng bố, đe dọa, tuy nhiên với tổ chức hợp pháp sẽ ít xảy ra chứ không phải không có.

Sau cùng là bị khởi kiện và bị xử phạt án tù, án cải tạo cho hành vi lừa đảo, quỵt nợ.

Với các app cho vay không chính thống, không dưới sự quản lí của luật pháp

Khách hàng cũng sẽ gánh chịu phần nợ xấu trong hồ sơ và thêm vào đó cách thức đòi nợ cũng có phần vượt trội.

Liên tục bị làm phiền đe dọa mang tính chất xã hội đen.

Đời tư và các mối quan hệ cá nhân bị can thiệp ảnh hưởng liên đới.

Mức lãi chồng lãi vượt quá mức tưởng tượng.

Khủng bố tinh thần lẫn thể xác.

Bị lừa vay tiền qua app phải làm sao?

Khi vay tiền qua app nhưng lại là nạn nhân bị lừa phải xử trí ra sao?

Nguyên nhân gây ra hiện tượng bùng nợ app có thể do khách hàng bị tác động từ bên cho vay, người vay luôn nhận được các cuộc gọi, các tin nhắn nhắc nhở, yêu cầu thanh toán khi đến hạn hợp đồng. Hành động này gây tâm lý chán nản, bức bối và phản ứng tâm lý tiêu cực cũng như một cái nhìn không khách quan cho bên cho vay. Nên cần lưu ý nếu bị áp lực tinh thần:

  • Không để tâm lý hoang mang lo lắng, nên suy nghĩ tích cực và từ từ bình tâm vì trên thực tế các app cho vay vẫn cho gia hạn khoản vay hay kéo dài thời hạn thanh toán. Tìm phương án thương lượng thiện chí để giải quyết thỏa đáng mặc dù sẽ có phát sinh thêm một khoản phí bổ sung.
  • Luôn bình tĩnh và tiếp nhận các cuộc gọi, các tin nhắn từ nhân viên công ty tài chính như một điều tất yếu, vì đó là công việc mà nhân viên sẽ thực hiện theo trình tự đối với mỗi khách hàng.
  • Không nghe các cuộc gọi từ số lạ nếu trong chu trình duyệt hồ sơ có danh sách thông tin người thân. Có thể chặn cuộc gọi, tin nhắn nếu mức độ làm phiền quá giới hạn.
  • Không làm theo các yêu cầu vô căn cứ từ bên đòi nợ.
  • Giải thích rõ ràng nếu không có liên quan đến đối tượng trong hợp đồng vay nợ
  • Tố cáo đến các cơ quan công an khi cần thiết: nắm rõ các quy định pháp luật, cất giữ bằng chứng nếu bị đe dọa, khủng bố, dọa nạt, đặc biệt các chứng cứ ghi âm trong quá trình trao đổi.
  • Tiếp cận các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để được hỗ trợ và bảo vệ nếu có dấu hiệu chiếm đoạt và tác động đến tài sản cũng như tính mạng.

Tố cáo app cho vay nặng lãi ở đâu?

Nộp đơn tố giác đến các cơ quan có thẩm quyền bao gồm:

  • Cơ quan điều tra, viện kiểm soát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận thông tin, tố giác tội phạm.

Cách thức nộp đơn: Khách hàng cần chuẩn bị những tài liệu sau

  • Thông tin người tố cáo, làm đơn.
  • Thông tin bên bị tố cáo như: tên app, địa chỉ, đặc điểm nhận biết, hình thức cho vay, trụ sở chính và các thông tin liên quan..
  • Tài liệu, bằng chứng giao dịch: hợp đồng, khoản vay, phương thức giao dịch chuyển khoản, người hỗ trợ thông tin.
  • Các bằng chứng khác nếu có.

Hoặc thay bằng hình thức làm đơn tố cáo, người bị hại có thể trực tiếp tố giác tội phạm đến các cơ quan chức năng bằng cách gọi điện đường dây nóng hay để lại thông tin trên các hộp thư online. Một số đường dây nóng như:

  • Tại Hà Nội:

Phòng An ninh điều tra – Số điện thoại 0692196402

Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra – Số điện thoại 0692196402

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – Số điện thoại 02439422532, 0692196242, 0692196254, 0692196530 hoặc 0692196764.

  • Tại Hồ Chí Minh

Phòng An ninh điều tra: 02838413744

Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra: 0693187680

Công an Quận 1: 0693187907

Công an Quận 2: 02837415329

Công an quận 3: 02839319566

Những lưu ý khi vay tiền qua app

Mức độ lừa đảo hay bùng nợ khi vay tiền qua app vẫn đang trên cao trào mức đáng báo động do xuất hiện nhiều app chưa đủ độ minh bạch, rõ ràng, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng đánh trúng tâm lý người dân,người luôn có mong muốn được hỗ trợ vay nhanh,vay đơn giản và giải đáp được nhu cầu cần tiền gấp ngay tức khắc.

Để khắc chế và làm giảm tình trạng này, các tổ chức,chuyên gia tài chính đưa ra các khuyến cáo hữu ích với những lưu ý và kinh nghiệm như sau:

  • Hãy tìm hiểu kĩ càng nhất về tồ chức tài chính trước khi vay qua app. Xem xét các khía cạnh, các điều khoản trước khi ký kết hợp đồng
  • Không cho phép các ứng dụng cho vay được quyền tự động truy cận tập tin cá nhân như bộ sưu tập, danh bạ, hình ảnh… khi đăng ký qua app, chỉ cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu.
  • Đóng các tài khoản mạng xã hội: facebook, zalo, instagram, line, wechat .. hạn chế bị làm phiền.
  • Không để lộ thông tin người thân, gia đình, bạn bè trong quá trình vay vốnNên đăng ký tham chiếu các số điện thoại khác nhau, sim thứ 2, thứ 3..

Những câu hỏi liên quan

Vay app không trả có bị nợ xấu không?

Nếu bạn vay tiền tại các tổ chức tín dụng, công ty tài chính hợp pháp, được pháp luật công nhận và bảo vệ, việc không trả sẽ sẽ bị phân vào nhóm nợ 3,4,5 theo quy định mới nhất tại khoản 3, điều 3, Thông tư 11/2011/TT-NHNN. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 tức là vượt quá thời hạn thống nhất thanh toán khoản vay 91 ngày, tại thời điểm này khách hàng sẽ bị liệt kê tên vào danh sách khách hàng tín dụng không tốt trên hệ thống của CIC – Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc Gia.

Ngược lại, nếu các đơn vị tài chính là những tổ chức không chính thống, không hoạt động dưới sự bảo trợ của pháp luật thì khách hàng khi vay tiền qua app không trả hoàn toàn không bị mất điểm tín dụng vì lịch sử nợ xấu của mình.

App vay tiền online đòi nợ như thế nào?

Nếu khách hàng có hành vi bùng nợ app vay tiền thì các công ty tài chính sẽ nhanh chóng thực hiện các điều sau để thúc giục người vay trả tiền.

  • Gửi tin nhắn hoặc gọi điện nhắc nhở người vay trước và sau khi tới thời hạn thanh toán khoản vay.
  • Nếu có dấu hiệu bùng nợ, đơn vị sẽ gọi điện liên tục để đòi nợ.
  • Gửi các tin nhắn đe dọa hay khủng bố tới người vay.
  • Đến tận nhà đòi nợ hoặc liên hệ với người thân.
  • Đưa cho bên thứ 3 để thực hiện hành vi thu hồi nợ.

Nên làm gì khi vay tiền qua app bị khủng bố?

Một số kinh nghiệm khi bị khủng bố vay tiền qua app như sau:

  • Khóa tất cả các tài khoản liên kết với app vay tiền như Facebook, zalo, instagram để tránh bị làm phiền.
  • Bình tĩnh xử lý khi bị gọi điện, tin nhắn làm phiền.
  • Tuyệt đối không được bắt máy các số điện thoại lạ, nhanh chóng thực hiện chặn cuộc gọi đối với sim rác, hoặc số lạ gọi liên tục.
  • Thông báo cho gia đình và người thân về sự cố này, để tránh bị liên đới cũng như cũng cấp các thông tin cá nhân.
  • Trường hợp bất khả kháng, tố cáo lên các cơ quan chức năng nếu app vay tiền là bất chính, trái pháp luật.

Vay tiền không trả có bị đi tù không?

Đây là một trong những cách thức mà bên cho vay dùng để gây hoang mang lo lắng cho người đi vay nếu họ có dấu hiệu bùng nợ. Trên thực tế bạn hoàn toàn không phải chịu án phạt đi tù nếu đơn vị cho vay hoạt động trái pháp luật vài mức lãi suất lên tới trên 20%.

Nếu vay tiền không trả bị đăng lên mạng xã hội?

Việc bùng nợ app vay tiền bị đăng hình ảnh cá nhân và người thân lên mạng xã hội là hành vi trái pháp luật và có thể bị xử lý về vi phạm hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với đơn vị thực hiện hành vi này.

Vay tiền app không trả phạm tội gì?

Nếu tới kỳ hạn mà không đủ khả năng chi trả và không thông báo với bên cho vay thì khách hàng sẽ được quy vào hành vi cố tình trốn nợ. Hành động này sẽ có khả năng bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật nếu công ty, tổ chức tài chính đâm đơn kiện cá nhân đó. Bên cạnh những mức phạt về hành chính, việc bùng nợ app vay tiền còn ảnh hưởng đến các khoản vay sau này vì đã có tên trong danh sách lịch sử tín dụng xấu.

Kết luận cuối cùng

Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây thì mọi người đã nắm rõ các vấn đề về việc bùng nợ app vay tiền. Hy vọng khách hàng có những lựa chọn kỹ khi vay tiền qua app và nên có kế hoạch tài chính để thanh toán nợ tránh những rủi ro sau này.

Bài viết liên quan:

Author: Phạm Đức Trung Kiên

Nhận thông báo bình luận
Gửi thông báo khi:
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments