Hiện nay việc vay tiền online mà không thông qua các ngân hàng chính thống đang là xu hướng tất yếu. Trên thị trường có rất nhiều app khác nhau và những app uy tín nào nên đăng ký, app vay tiền bị bắt nào nên tránh xa là câu hỏi mà nhiều khách hàng quan tâm và tìm hiểu. Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết thêm chi tiết về các ứng dụng vay tiền online này nhé.
Giới thiệu về app vay tiền online
App cho vay tiền online là một ứng dụng kết nối giữa một bên là đơn vị tổ chức cho vay và một bên là người cần vay tiền. Hình thức này được thực hiện hoàn toàn thông qua trực tuyến mà không cần gặp mặt trực tiếp, không cần bất kỳ khoản thế chấp hay bảo lãnh nào. Đây là xu hướng vay tiền khá phổ biến hiện nay và được nhiều người đăng ký bởi thủ tục đơn giản và nhanh chóng.
Với hình thức này bạn cần có một chiếc điện thoại kết nối internet, và chỉ vài thao tác đơn giản bạn đã có thể vay tiền ở mọi thời điểm, mọi lúc mọi nơi.
Nguyên nhân các app vay tiền bị bắt?
Có khá nhiều app vay tiền hoạt động trái phép đã bị cơ quan chức năng vào cuộc bắt giữ. Một số lý do chính khiến các app vay tiền bị bắt như sau:
- Lãi suất vay vượt quá mức trần theo quy định của nhà nước. Theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì mức lãi suất tại các ngân hàng và tổ chức tài chính không được phép vượt quá 20%/năm. Tuy nhiên có nhiều app vay online núp bóng tín dụng đen cho vay vốn với lãi suất cắt cổ, có thể tới 12000%/năm.
- Các app vay tiền bị bắt thường là những app hoạt động không có giấy phép cũng như mọi thông tin liên quan đến app vay không được công khai. Các thông tin về lãi suất, hạn mức, kỳ hạn vay không được minh bạch hóa trong hợp đồng vay vốn khiến người vay dễ dàng bị sập bẫy.
- Nhiều ứng dụng vay tiền bị bắt thường là những đơn vị, tổ chức hoạt động với mục đích không rõ ràng mục đích chính để rửa tiền.
- Các app vay tiền bị bắt không giải ngân đúng số tiền mà khách hàng vay ban đầu, giải ngân thiếu tiền nhưng vẫn tính lãi suất dựa trên số tiền vay ban đầu.
- Các app vay tự tăng lãi suất với những khoản vay không có điều khoản vay hay hợp đồng với khách hàng.
- Một số app vay nhằm mục đích thu thập trái phép thông tin người vay để bán lại cho bên thứ 3 nhằm thu lợi bất chính.
Cách nhận biết app vay tiền online sớm bị bắt
Để tránh gặp rủi ro trong quá trình vay tiền, khách hàng nên chủ động cập nhật tin tức từ truyền thông, các trang báo chính thống để có thể phát hiện kịp thời những app vay tiền có dấu hiệu lừa đảo, tỷ lệ bị bắt cao.
Hoặc trong quá trình vay đơn vị vay yêu cầu phải đăng ký thông tin trước còn nội dung về lãi suất, thời hạn giải ngân, các phí tư vấn có sau thì bạn cần phải xem xét vì có dấu hiệu lừa đảo. Đặc biệt không nên cung cấp các thông tin cá nhân nếu bạn chưa hiểu rõ về đơn vị tài chính đó.
Những app vay tiền tự phát, không có giấy phép kinh doanh, không được sở hữu bởi bất kỳ đơn vị nào thường sẽ là những app hoạt động trái pháp luật.
App cho vay tiền với lãi suất quá mức quy định của nhà nước (> 20%/năm).
Danh sách app vay tiền bị công an bắt nên tránh
Trên thị trường có rất nhiều app vay tiền bị bắt, một số app nổi bật như:
- CashVN Bị Công an bắt ngày 27/5/2022 => Theo báo tuổi trẻ
- Rapid Cash
- Cashwagon
- More Loan, Vay tốc độ, – Bị Công an bắt ngày 20/4/2020 => Theo báo tuổi trẻ
- VD Online
- Cashwagon
- I Đồng
- Home Đồng
- Money Top
- Smart Loan
- Beat Cash
- VnCard
- ABLoan
Trên đây chỉ là một trong số ít app vay tiền bị bắt khi hoạt động không chính thống, trái pháp luật.. Vì thế, để tránh gặp phải rủi ro bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định vay tiền online.
Các hình thức lừa đảo vay tiền qua app
Hình thức vay tiền qua app với hồ sơ xét duyệt đơn giản, và chỉ cần làm online tại nhà nên thu hút được rất nhiều đối tượng khách hàng. Chính vì vậy mà có rất nhiều tổ chức hay đơn vị núp bóng tín dụng đen và lừa đảo dưới nhiều hình thức. Bạn hãy cẩn trọng với một số chiêu thức sau đây của những app vay tiền bị bắt hay sử dụng.
Cho vay tiền với lãi suất cao:
- Nhiều ứng dụng vay tiền để thu hút khách hàng biết tới thì quảng cáo hay cam kết mức cho vay với lãi suất ưu đãi, hấp dẫn. Nhưng khi thực hiện hợp đồng hay tất toán khách hàng sẽ phải trả lãi suất cao gấp nhiều lần. Hoặc những điều khoản khi thực hiện khoản vay mà không trả đúng hạn, sẽ phải trả thêm một khoản phí trể hạn cắt cỏ. Ban đầu người đi vay sẽ đinh ninh là bản thân sẽ trả đúng hạn, nhưng tới thời gian đáo hạn vì một lý do nào đó mà không thanh toán kịp, người vay phải chấp nhận trả thêm một khoản tiền mà không thể khiếu nại.
Giải ngân không đúng số tiền:
- Rất nhiều app vay online hiện nay không tiến hành giải ngân đầy đủ số tiền mà người vay đã đăng ký trước đó.
Chiêu trò ưu đãi
- Thu hút chào mời khách hàng bằng những gói ưu đãi hấp dẫn ngay cả khi có lịch sử tín dụng xấu. Sau khi khách hàng đăng ký khoản vay, các đối tượng này sẽ thông báo lỗi giải ngân và yêu cầu nộp tiền để xử lý khoản vay hoặc các đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng chuyển trước một khoản tiền để nộp phí hồ sơ hoặc bảo hiểm của khoản vay. Nhưng khi đã đóng thì khách hàng không nhận được giải ngân khoản vay còn các đối tượng lừa đảo sẽ chiếm đoạt số tiền này và chặn mọi liên lạc.
Đánh cắp dữ liệu cá nhân:
- Nhiều công ty thành lập ra mục đích chính không phải về lĩnh vực tài chính, mà là để đánh cắp thông tin cá nhân của khách hàng và bán cho bên thứ 3 nhằm mục đích thu lợi bất chính. Để được vay tiền khách hàng phải đăng ký bằng số điện thoại cá nhân, đồng thời gửi hình chụp CMND/ CCCD cùng với các thông tin cá nhân khác như địa chỉ, công việc, số tài khoản ngân hàng, số điện thoại người thân,…
Lấy tài khoản Icloud:
- Nhiều app yêu cầu cung cấp tài khoản Icloud, điều này sẽ khiến khách hàng bị ăn cắp thông tin và dễ bị lừa đảo tống tiền nếu có những dữ liệu quan trọng trong tài khoản.
Đe dọa người vay:
- Đe dọa người thân, cũng như tung hình ảnh cá nhân khách hàng trên các trang mạng xã hội.
Cách tránh bị lừa bởi app cho vay nặng lãi
Đánh trúng tâm lý vay tiền nhanh chóng và đơn giản của người dân, nhiều đơn vị lợi dụng kẽ hở pháp luật để thực hiện hành vi lừa đảo. Các hành vi này ngày càng phức tạp cả về phương thức thủ đoạn và số lượng lừa đảo. Trước tình hình này chúng tôi có một số thông tin để khách hàng tìm hiểu hiểu và phòng tránh.
Cần tìm hiểu xem app vay tiền online đó thuộc sở hữu của công ty nào, có đầy đủ các thông tin gồm: tên công ty, mã số thuế, địa chỉ kinh doanh, số điện thoại liên hệ, đại diện pháp luật của công ty, ngành nghề đăng ký kinh doanh chính. Nếu app cho vay không có bất cứ thông tin nào thì nguy cơ rất lớn các app vay này là app vay lừa đảo
Cần nắm rõ các chính sách về lãi suất vay và phương thức trả vay như : thời gian đáo hạn là bao nhiêu ngày với lãi suất bao nhiêu? Trong trường hợp muốn thanh toán trước hạn thì có phải mất thêm khoản phí nào không? Nếu như trễ thời gian thanh toán thì có phải trả thêm phần lãi suất quá hạn không, lãi suất này được tính như thế nào? Trường hợp xấu nhất chưa thể chi trả sớm thì có thể thương lượng để gia hạn thêm thời gian thanh toán không?…
Tìm hiểu xem lãi suất vay có nằm trong giới hạn quy định của Bộ luật dân sự hay không. Theo quy định của pháp luật thì các tổ chức tài chính không được đưa ra mức lãi suất quá 20%/năm. Lãi suất vay chính là con số vô cùng quan trọng, quyết định đến tính hợp lý của gói vay. Tuy nhiên nhiều app vay online lại không công khai lãi suất, hoặc lãi suất vượt trần, hợp đồng vay không rõ ràng thì bạn cần phải tránh xa nhé.
Ngoài ra trong quá trình đăng ký hồ sơ vay vốn, nếu ứng dụng có yêu cầu khách hàng phải cho phép truy cập vào danh bạ hay tài khoản mạng xã hội, hay bắt phải đóng phí bảo hiểm thì các bạn nên cân nhắc trước khi xác nhận hợp đồng vay.
Chính vì nắm bắt được tâm lý muốn vay tiền nhanh của khách hàng nên mới xuất hiện nhiều app vay tiền lừa đảo, tốt nhất bạn không nên thực hiện vay quá nhiều ứng dụng 1 lúc để tránh khả năng không thanh toán được.
Kinh nghiệm vay tiền qua app an toàn
Trên thị trường có rất nhiều tổ chức tài chính hay đơn vị cho vay tiền qua app. Điều này khiến cho bạn phân vân khi đưa ra sự lựa chọn cho mình. Sau đây là một số kinh nghiệm vay tiền qua app an toàn, giúp bạn tránh được những app vay tiền bị bắt cũng như có được những khoản vay an toàn, đúng lãi suất và đúng thời hạn.
- Tìm hiểu về các đơn vị vay tiền qua app:Trước khi quyết định vay tiền online bạn phải kiểm tra xem ứng dụng này thuộc sở hữu của đơn vị nào, có đăng ký kinh doanh và có giấy phép kinh doanh không. App vay tiền này có website chính thống hay không, có địa chỉ kinh doanh rõ ràng không. Bạn cần xác định các thông tin liên hệ với các tổ chức này như số điện thoại, email còn hoạt động.
- Trước khi đồng ý xác nhận khoản vay qua app, cần kiểm tra kỹ điều khoản vay, bảng lãi suất và thời gian tất toán đối với từng khoản vay, thời hạn vay. Tải hoặc chụp hình lại hợp đồng online để lưu giữ lại, phòng khi có tranh chấp xảy ra.
- Tìm hiểu thông tin về app vay tiền trên các trang báo chính thống. Điều này giúp cho bạn cái nhìn đa chiều về app định vay và loại bỏ được những app vay tiền bị bắt, hay phát hiện dấu hiệu lừa đảo của app. Tránh đọc tin tức trên các hội nhóm zalo, facebook bởi đây có thể là những thông tin quảng bá mà đơn vị này muốn khách hàng biết tới.
- Nếu kỹ hơn bạn có thể tới địa chỉ văn phòng của đơn vị cho vay tài chính. Bởi nếu kinh doanh đàng hoàng thì đơn vị sẽ có trụ sở kinh doanh cũng như các điều kiện theo yêu cầu của pháp luật.
Kết luận:
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những rủi ro khi vay tiền online, cách nhận biết cũng như các hình thức lừa đảo mà các đơn vị núp bóng tín dụng lừa đảo. Hy vọng các bạn có những quyết định sáng suốt trước khi tiến hành vay online, lựa chọn những app uy tín và tránh xa những app vay tiền bị bắt.